A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

CHUYÊN ĐỀ: TƯ VẤN HỖ TRỢ TÂM LÝ CHO HỌC SINH TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH COVID-19

Thực hiện công văn số 1965/SGDĐT-CTTT-GDCN ngày 25/10/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên về việc tham dự tập huấn tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho học sinh, CV số: 564/CV-PGD&ĐT V/v triệu tập cán bộ, giáo viên tham gia tập huấn tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho học sinh, Nhà trường đã cử 2 đồng chí tham dự hội nghị vào ngày 28/10/2021 tại trường Tiểu học TT Bần Yên Nhân số 1. Sau khi tập huấn, nhà trường đã tiến hành triển khai chuyên đề "tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho học sinh trong đại dịch Covid 19" tới toàn thể cán bộ GVCNV nhà trường dưới hình thức trực tuyến với báo cáo viên là đc Phạm Thị Thu. Đồng chí Thu đã chắt lọc những nội dung chính đem đến cho toàn thể GVNVNT cái nhìn trọng tâm nhất với các nội dung cụ thể sau:

CHUYÊN ĐỀ 1: NHẬN DIỆN NHỮNG VẤN ĐỀ TÂM LÝ HỌC SINH PHỔ THÔNG TRONG ĐẠI DỊCH COVID 19

1.Đặc trưng tâm lý của học sinh phổ thông –  công dân thế hệ alpha ngày nay

1.1. Thế hệ alpha :-Sinh ở thời điểm 2010 à năm  2025

                               -Mạng xã hội và các  phương tiện truyền thông  trở thành một phần thiết  yếu trong cuộc sống của  iGen.

1.2. Lối sống:

 -Ít tập trung hơn

 - Mất nhiều thời  gian trong thế giới  mạng

 - Các hoạt động  giải trí yêu thích 

  - Cuộc sống trên  internet  

  - Làm những hành vi “đa  nhiệm”   

  - Tính toàn cầu

1.3. Sở thích: -Thích trải  nghiệm

1.4. Tính cách: - Độc lập, cá tính và phá cách

1.5: Những điểm mạnh:Thông minh- Năng động -Ham học hỏi, nắm bắt  cái mới - Làm chủ được công nghệ ….

1.6. Nguy cơ và thách thức:

 -Né trách thực hiện các giá trị truyền thống.

 -Thiếu thực tế, sống ảo, dễ mắc sai lầm.

- Nhạy cảm.

- Dễ tổn thương, dễ bị bắt nạt, tấn công trên mạng.

- Lối sống đề cao hình thức, vật chất.

- Dễ lạm dụng mạng, chất cấm.

 - Thiếu thốn tương tác trực tiếp.

 - Cô đơn - Lo lắng - Trầm cảm.

2. Những tác động của môi trường xã hội, gia đình và dịch bệnh đến các vấn đề tâm lý của học sinh hiện nay.

-Tác động của môi trường xã hội đến tâm lý của học sinh phổ thông.

-Dịch bệnh, học tập trực tuyến kéo dài và những ảnh hưởng của nó tới những rối nhiễu tâm lý ở học sinh.

- Dịch bệnh kéo dài.

3. Trầm cảm, căng thẳng tâm lý học đường ở học sinh: Nhận diện sớm và các biện pháp hỗ trợ

3.1. Nhận diện học sinh bị trầm cảm, lo âu: 9 dấu hiệu trầm cảm ở tuổi học sinh

3.1.1. Nguyên nhân:

- Lo âu dịch bệnh ->tổn thương tâm lý

 - Áp lực học tập

 - Bạo lực tinh thần

 - Thất bại, thất vọng

 - Mâu thuẫn trong cuộc  sống

- Gặp bế tắc nhưng không  nhận được hỗ trợ kịp thời

3.1.2.Cách thức hỗ trợ học sinh bị trầm cảm:

- Nhận diện sớm các dấu hiệu trầm cảm ở học sinh

- Kiểm soát cảm xúc, lắng nghe, thấu hiểu vấn đề

- Khuyến khích tham gia các hoạt động của lớp, trường

- Hướng dẫn học sinh giữ sức khỏe.

- Giúp học sinh lập kế hoạch học tập vừa sức.

- Khuyến khích đi ngủ đúng giờ.

- Trao đổi với phụ huynh và kết nối chuyên gia tâm lý học đường.

3.2. Nhận diện học sinh gặp căng thẳng trong học  tập :

3.2.1. Các dấu hiệu nhận biết:

-Luôn cảm thấy mình là  người thất bại không có  giá trị

-Luôn luôn có cảm giác  buồn bực không rõ lý do.

- Mất hứng thú với những  đam mê của bản thân

 - Thích ở một mình.

- Luôn có những suy nghĩ  tiêu cực về cuộc sống và  con người.

3.2.2. Cách thức hỗ trợ học sinh gặp  căng thẳng tâm lý:

                -Tìm hiểu các dấu hiệu căng thẳng liên quan  đến trường học

                -  Xác định đúng nguyên nhân của căng thẳng  học đường

        - Giao nhiệm vụ học tập vừa sức, giảm bớt các yêu cầu đối với kết quả  học tập.

                 - Không gây áp lực, kỳ vọng cao đối với học  sinh

                    - Không nên giận dữ, quát mắng hay ép học sinh học tập bằng  những lời lẽ gay gắt, giận giữ hay mỉa mai.

        - Lắng nghe những vấn  đề của học sinh

        - Thực hiện giáo dục theo định hướng cá nhân hoá. Dạy học có tính đến năng lực, điều kiện, hoàn cảnh của  người học.

CHUYÊN ĐỀ 2: HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG TƯ VẤN HỖ TRỢ TÂM LÝ CHO HỌC SINH TRONG ĐẠI DỊCH VÀ SAU KHI QUAY TRỞ LẠI TRƯỜNG HỌC

1.Thực trạng và nguy cơ tổn thương Sức khoẻ tinh thần (SKTT) ở học sinh:

- Những yếu tố  làm tăng khả năng tổn thương SKTT của trẻ em:

-  Bạo hành từ cha mẹ.

- Tiếp cận quá nhiều với thông tin không phù hợp trên Internet.

- Lo hãi bị lây nhiễm bệnh.

- Công việc quá tải.

- Tổn thương SKTT đã gây ra những hậu quả cụ thể  ở trẻ

2. Nhận diện nguy cơ tổn thương SKTT ở trẻ khi quay trở lại trường:

          -Vấn đề hành vi

          -Vấn đề cảm xúc

          -Trải nghiệm

3. Những công việc cần làm để đưa trẻ trở lại trường học:

    • 3.1.Nhà trường:
    • - Căn cứ vào quyết định của các cấp chính quyền phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương
    • -Nhà trường xây dựng các kế hoạch các kịch bản và đề ra các biện pháp an toàn, phù hợp để có thể đón học sinh quay trở lại trường
    • -Nhà trường cần quan tâm chú ý đến dấu hiệu tổn thương SKTT của HS, chú ý đẩy mạnh công tác tư vấn tâm lí cho HS.
    • 3.2.Gia đình:
    • -Chuẩn bị cho trẻ tâm thế để thích nghi với HS mới khi trở lại trường học.
    • -Đặc biệt cần quan tâm đến HS có vấn đề về thể chất và những rối nhiễu về tâm lí.
    • -Bố mẹ cần đồng hành cùng con trong những ngày đầu quay trở lại trường học.
    • Giáo viên:
    • -Nên giành một ít thời gian nới lỏng nhằm giúp học sinh thích ứng với những hoạt động sau khi trẻ quay lại trường học.
    • - Cần quan tâm đến vấn đề tâm lí của trẻ nhằm phát hiện và hạn chế kịp thời những hành vi tiêu cực.
    • - Cần cung cấp cho các em những thông tin, kế hoạch của nhà trường: thời khoá biểu, lịch thi….và cố gắng giải đáp mọi thắc mắc của HS bình thường hoá những lo lắng của HS.

4.Tư vấn hỗ trợ cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

Giáo viên có thể hướng dẫn cha mẹ 6 điểm quan trọng như sau:

-Thứ nhất: hãy dành thời gian riêng cho từng trẻ.

-Thứ hai: hãy luôn tạo ra các cảm xúc tích cực.

-Thứ ba: hãy lên lịch trình cho con.

- Thứ tư: cách ứng phó với những hành vi không đúng đắn của trẻ.

-Thứ năm: bạn hãy biết chăm sóc bản thân để hỗ trợ tốt hơn cho các con của mình.

- Và cuối cùng điều thứ 6 là hãy cùng trao đổi với con và cho các con thêm kiến thức về Covid-19.

CHUYÊN ĐỀ 3: HƯỚNG DẪN CÁC KĨ THUẬT CÂN BẰNG CÔNG VIỆC VÀ GIA ĐÌNH CHO CBGV

1. Tại sao stress?

*Việc dạy học trực tuyến cũng là 1 nguyên nhân?

- Mất nhiều công chuẩn bị bài giảng.

- Công cụ trực tuyến không phải lúc nào cũng vận hành tốt.

- Thường xuyên duy trì sự tập trung của học sinh

- Không gian giảng dạy bị thu hẹp.

 - Mất cảm xúc khi chỉ nói với máy tính.

 - Mất kết nối.

2. Giải pháp giảm căng thẳng trong công việc:

-Cân bằng tâm lí- Giải pháp đối mặt với stress:

-Luyện tư duy tích cực

-Kiểm soát cơn tức giận:  *) Hít thở - Kiểm soát lời nói - Mở lòng chia sẻ với người khác - Hạ cái tôi.

*) Tổ chức lại các hoạt động dạy học

+Chia sẻ một số kinh nghiệm dạy học trực tuyến hiệu quả.

+Sử dụng thành thạo công cụ trực tuyến.

+Xác định rõ mục tiêu môn học.

+Tăng cường tương tác thầy –trò.

+Nghiêm túc và tâm huyết với nghề.

+Tăng cường tính chủ động, tự học có kiểm tra.

+Lưu lại bài giảng để phát cho HS tham khảo.

CHUYÊN ĐỀ 4: NGUY CƠ TỔN THƯƠNG TÂM LÍ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ

1. Intenet và thế hệ trẻ

Thực trạng sử dụng mạng tại Việt Nam năm 2021.

Trẻ em là nhóm dễ bị tổn thương.

Mất cân bằng cuộc sống ảo.

Vấn đề bảo mật thông tin.

Thông tin giả mạo, sai lệch, đồi truỵ

Bắt nạt trực tuyến

Vi rút và phần mềm độc hại khác

2. Bắt nạt trực tuyến và những giải pháp:

Lưu ý: - Tìm hiểu xem nguyên nhân

- Trò chuyện

- Cùng tìm giải pháp

- Đồng hành

Giải pháp: *Nếu bị bắt nạt trực tuyến:

-Lưu giữ bằng chứng

-Không phản hồi

-Chặn thủ phạm

-Nói với người lớn

-Lập tài khoản mới

-Báo cáo người quản lí

3. Kĩ năng an toàn trên không gian mạng

-Sử dụng công nghệ để giữ bản than an toàn hơn

-Bảo vệ trình duyệt của mình và tìm kiếm trên Intenet một cách an toàn

-Sử dụng mật khẩu mạnh

-Chia sẻ hình ảnh an toàn

-Kiểm soát thông tin cá nhân

4. Tạo không gian an toàn trên Intenet cho GV.

*Quy trình thực hiện các bước hỗ trợ : 8 bước

        • Bước 1: Tổ chức một nhóm phòng ngừa bắt nạt (đại diện ban giám hiệu, chuyên viên tâm lý, thành viên nhóm nghiên cứu)
        • Bước 2: Mời, kêu gọi các thầy cô giáo, phụ huynh, nhân viên trong trường tham gia vào nhóm.
        • Bước 3: Đánh giá vấn đề
        • Bước 4: Làm việc với nhóm phòng ngừa, tìm kiếm, xây dựng chính sách/ quy định ở trường học nhằm nghiêm cấm bắt nạt
        • Bước 5: Tập huấn cho giáo viên và nhân viên nhà trường
        • Bước 6: Tập huấn cho học sinh về bắt nạt (cấp độ toàn trường và lớp) – nhóm nghiên cứu giám sát
        • Bước 7: Tổ chức hoạt động toàn trường phòng ngừa bắt nạt trực tuyến (vẽ tranh, thiết kế poster)
        • Bước 8: Đánh giá lại vấn đề
      • dung của chương trình ATM: 5 nội dung chính:
  1. Hiểu biết về bắt nạt trực tuyến
  2. Các chính sách, quy định liên quan đến bắt nạt trực tuyến và các vấn đề khác trên mạng internet
  3. Sự hợp tác, kết nối giữa các bên liên quan
  4. Môi trường xã hội, học đường an toàn, tích cực
  5. Các kỹ năng sử dụng internet an toàn.
  6.  Sau buổi tập huấn các đồng chí đã nắm bắt được những kến thức cơ bản về tâm lý HS tiểu học, cách nhận biết tư vấn và hỗ trợ HS, cách giảm stress cho cả cô và trò trong quá trình học online.   

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết