A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Học qua trải nghiệm là quá trình học theo đó kiến thức, năng lực được tạo ra thông qua việc chuyển hóa kinh nghiệm (theo Kolb, 1984 [1]). Học qua trải nghiệm là quá trình xây dựng ý nghĩa trực tiếp từ kinh nghiệm. Học qua trải nghiệm (hoạt đ ộng trải nghiệm) luôn gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân. Thí dụ: học tập về thế giới động vật, thay vì học nó thông qua sách vở, học sinh được trải nghiệm thông qua quan sát và tương tác với các con vật ở sở thú; kết quả đạt được không chỉ là sự hiểu biết về loài thú mà còn là sự hình thành tình yêu đối với thiên nhiên và muông thú. Ngoài ra, có nhiều kiến thức con người chỉ có được từ trải nghiệm của riêng mình. Thí dụ, thật khó dạy hoặc khó có thể mô tả cho người khác về mùi hoa hồng là mùi như thế nào, thay vì nghe giải thích mà mãi chẳng bao giờ hình dung được, trẻ được ngửi, được trải nghiệm với mùi hoa, trẻ sẽ có kinh nghiệm phân biệt về mùi hoa hồng với các mùi hoa khác.

Lý thuyết “Học qua trải nghiệm” là cách tiếp cận về phương pháp học: con người lĩnh hội tri thức khoa học (thường thông qua hoạt động dạy học) và tri thức kinh nghiệm/chuẩn mực đạo đức xã hội (thường thông qua hoạt động giáo dục)... Nếu như mục đích của việc học tri thức khoa học chủ yếu là hình thành và phát triển thế giới quan khoa học, năng lực nhận thức và hành động có khoa học cho mỗi cá nhân thì mục đích của hoạt động giáo dục (nghĩa hẹp) là hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, sự đam mê, các giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung khác cần có ở con người. Để tiếp thu tri thức khoa học, trải nghiệm chỉ là một trong nhiều con đường dạy – học, nhưng để phát triển và hình thành ý chí, tình cảm, động cơ...và các kỹ năng khác nhau thì trải nghiệm là con đường quan trọng và hiệu quả nhất, không thể thiếu trong quá trình giáo dục trẻ.

Trong Giáo dục học, thuật ngữ hoạt động giáo dục được hiểu theo hai nghĩa: hoạt động giáo dục theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp. Hoạt động giáo dục theo nghĩa rộng bao gồm hoạt động dạy học (nhằm chủ yếu phát triển mặt nhận thức và các năng lực trí tuệ…) và hoạt động giáo dục (nghĩa hẹp – nhằm chủ yếu phát triển mặt tình cảm, động cơ… năng lực quan hệ xã hội…). Gọi tên hai hoạt đ ộng nhưng thực chất chúng luôn đi song song v ới nhau bởi “trong dạy học có giáo dục, trong giáo dục có dạy học”, không có việc dạy học kiến thức nào lại không đi v ới giáo dục phẩm chất con người; và cũng không có sự giáo dục đ ạo đ ức con người nào lại không có sự dạy trong đó. Tuy nhiên, đối với mỗi loại nội dung tri thức và tùy theo mục tiêu giáo dục mà nội dung giáo dục đư ợc chuyển tải nhiều hơn bằng con đư ờng dạy học hay con đường giáo dục.

Hoạt động giáo dục (nghĩa hẹp) ở các nước khác nhau có những tên gọi khác nhau như: “hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”, “hoạt động ngoại khóa”, “hoạt động giáo dục bên ngoài lớp học”, “hoạt độn g tập thể”, “hoạt động trải nghiệm”, hay “Hoạt động đặc biệt do học sinh tự chủ”,... Các tên gọi này cũng có thể xuất phát từ hình thức tổ chức đặc thù, không gian tổ chức hoặc thời gian tổ chức hoặc tính chất hoạt động… Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện hành của Việt Nam, hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp được tổ chức thông qua Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động giáo dục tập thể.

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Hoạt động giáo dục (nghĩa hẹp) được gọi là Hoạt động trải nghiệm (đối với cấp tiểu học) và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (đối với cấp trung học). Như vậy, Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học bao gồm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động giáo dục tập thể (sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Sao nhi đồng và Đội thiếu niên tiền phong).

Hoạt động trải nghiệm được định nghĩa như sau: Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy đ ộng tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau đ ể thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.

Hoạt động giáo dục được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như trò chơi, hội thi, diễn đàn, giao lưu, tham quan du l ịch, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm,...), thể dục thể thao, câu lạc bộ, tổ chức các ngày hội, các công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật... Mỗi một hình thức hoạt động trên đều tiềm tàng trong nó những khả năng giáo dục nhất định. Nhờ các hình thức tổ chức đa d ạng, phong phú mà việc giáo dục học sinh được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. Trong quá trình thiết kế, tổ chức, đánh giá các hoạt động giáo dục, cả giáo viên lẫn học sinh đều có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các hình thức tổ chức hoạt động.

Hoạt động giáo dục phải tạo cơ hội cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân học sinh. Hoạt động có khả năng huy động sự tham gia tích cực của học sinh vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân; tạo cơ hội cho các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng; được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè… Từ đó hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết.

Khác với hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: Giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, tổng phụ trách Đ ội, ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền đ ịa phương, hội khuyến học, hội phụ nữ, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh…

Tóm lại, học từ trải nghiệm là một phương thức học hiệu quả, nó giúp hình thành năng lực cho trẻ. Học từ trải nghiệm có thể thực hiện đối với bất cứ lĩnh vực tri thức nào, khoa học hay đ ạo đ ức, kinh tế, xã hội… Học từ trải nghiệm cũng cần được tiến hành có tổ chức, có hướng dẫn theo quy trình nhất định của nhà giáo dục thì hiệu quả của việc học qua trải nghiệm sẽ tốt hơn. Hoạt động giáo dục nhân cách học sinh chỉ có thể tổ chức qua trải nghiệm.

 

 

 

 

 

 

12

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết