KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM XÁ
PHÒNG GD & ĐT THỊ XÃ MỸ HÀO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM XÁ Độc lâp - Tự do – Hạnh phúc
Số: /KH- THCX Mỹ Hào, ngày 10 tháng 8 năm 2021
KẾ HOẠCH
Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma túy trong trường học
Căn cứ Kế hoạch số 404/KH-PGD ngày 9/8/2021, số 1356/KH-SGDĐT ngày 02/8/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma túy trong trường học trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, trường Tiểu học Cẩm Xá xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Mục đích
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường về tác hại của ma túy để tự phòng ngừa và tham gia phòng, chống, góp phần trực tiếp làm giảm tệ nạn ma túy trong đời sống xã hội.
- Tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống ma túy đến cán bộ, công chức, viên chức, học sinh góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong việc thi hành Luật; xác định trách nhiệm và phân công cụ thể cho cán bộ, giáo viên các đơn vị, nhà trường trong việc triển khai, thực hiện Luật được kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống ma túy.
- Cung cấp cho cán bộ, giáo viên, học sinh những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất về tác hại của các tệ nạn liên quan đến ma túy; giúp học sinh hiểu biết về tác hại của ma túy đối với bản thân, gia đình và xã hội, nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh trong đấu tranh phòng, chống ma túy xâm nhập vào trường học.
- Tăng cường phối hợp giữa các đoàn thể trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, nâng cao nhận thức; tập huấn, trang bị kiến thức, kỹ năng phòng chống ma túy cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ Đoàn, Đội và học sinh trên địa xã.
- Hướng dẫn cách thức nhận biết các chất ma túy, dấu hiệu nhận biết người sử dụng ma túy, kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với những tình huống nguy cơ liên quan đến hành vi sử dụng ma túy và hướng dẫn cán bộ quản lý, giáo viên sử dụng bộ sách kỹ năng và tài liệu phục vụ cho tuyên truyền, tổ chức chương trình ngoại khóa cho học sinh; thực hiện một số chương trình truyền thông kỹ năng phòng chống ma túy cho học sinh.
- Yêu cầu
- Công tác tuyên truyền, giáo dục phải là nhiệm vụ thường xuyên của nhà trường. Đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với địa phương và gia đình người học.
- Hình thức tuyên truyền phải đa dạng, phong phú, có sự đổi mới.
- Nội dung tuyên truyền phải đảm bảo sâu, rộng, phù hợp với địa bàn, đối tượng, lứa tuổi và gắn với nội dung thực hiện cuộc vận động: “Xây dựng nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch”.
- Tất cả CBGVNV,HS nhà trường phải được quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy của Ngành bằng những hoạt động thiết thực, hiệu quả, không phô trương, lãng phí, hình thức.
II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN
1. Các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý và các quy định khác có liên quan.
2. Các khái niệm cơ bản về ma tuý, tình hình phát triển, lây lan và tác hại của ma túy đặc biệt là các loại ma túy tổng hợp.
3. Các biện pháp phòng ngừa, các tấm gương điển hình trong công tác phòng chống ma túy.
4. Lối sống lành mạnh, kỹ năng ứng xử, ý thức trách nhiệm và hành động kiên quyết của cán bộ, giáo viên, học sinh trong việc phát hiện, đấu tranh phòng chống ma túy.
III. HÌNH THỨC TRIỂN KHAI VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Nhà trường phối hợp với chính quyền và các ngành đoàn thể địa phương tham mưu văn bản kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, nhà trường, phân công rõ trách nhiệm cho từng cá nhân phụ trách
2. Giáo dục, tuyên truyền thông qua chương trình chính khóa
Thực hiện tích hợp nội dung giáo dục, tuyên truyền phòng, chống ma tuý trong một số môn học chính khoá theo chương trình quy định như môn: Đạo đức, Khoa học và trong giờ chào cờ đầu tuần.
3. Giáo dục, tuyên truyền thông qua hoạt động ngoại khoá
- Giao cho TPT tổ chức các hoạt động tuyên truyền qua các buổi sinh hoạt tập thể như tổ chức các hoạt động văn nghệ, giao lưu; các cuộc thi tìm hiểu dưới dạng bài viết hoặc sân khấu hoá, vẽ tranh, sáng tác, biểu diễn tiểu phẩm với đề tài về phòng, chống ma tuý trong giờ chào cờ.
-Tổ chức nói chuyện, giao lưu với nhân vật có chuyên môn như: Mời đồng chí Khúc Văn Điệp – trưởng Công an xã tham gia nói chuyện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, chống các loại tội phạm trong tình hình mới, đặc biệt là kế hoạch tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống ma túy đến cán bộ, công chức, viên chức, học sinh. Đồng thời tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tệ nạn ma túy, trong học sinh với các nội dung: Các loại ma tuý phổ biến hiện nay và tác hại của ma tuý, biện pháp phòng chống ma tuý trong trường học; các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn ma tuý, xử lý các hành vi có liên quan đến tệ nạn ma tuý và các quy định khác có liên quan. Lồng ghép các hoạt động trên với các hoạt động ngoại khóa trong “Tuần sinh hoạt công dân - học sinh,” tiết chào cờ đầu năm học.
4. Xây dựng đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý thông tin của học sinh, sinh viên, học viên, cán bộ, nhà giáo và nhân dân có liên quan đến công tác phòng, chống ma túy của nhà trường.
5. Xây dựng mô hình tư vấn cho học sinh về công tác phòng, chống ma túy. Phối hợp với trạm y tế xã tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh; kiểm tra, xét nghiệm ngẫu nhiên để phát hiện việc sử dụng ma túy và xét nghiệm đột xuất khi cần thiết đối với học sinh nhằm rà soát, phát hiện học sinh sử dụng, tàng trữ các chất ma túy hoặc gây nghiện khác.
6. Tổ chức cho tập thể học sinh, cán bộ, giáo viên của đơn vị ký cam kết không trồng cây có chứa chất ma túy, không tàng trữ, buôn bán, sử dụng ma túy vào đầu năm học.
7. Tăng cường nâng cao chất lượng sinh hoạt của các tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; xây dựng lực lượng đoàn viên, đội viên tại đơn vị thật sự vững mạnh để làm nòng cốt trong công tác đấu tranh, tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma tuý và các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường.
8. Cần tăng cường chấn chỉnh kỷ cương, nền nếp cho học sinh bán trú; xây dựng các nội quy chặt chẽ về quản lý học sinh; trong đó chú trọng đến công tác giáo dục phòng, chống ma túy; có cơ chế phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác quản lý số học sinh của nhà trường để kịp thời ngăn chặn tệ nạn ma túy xâm nhập.
9. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an xã, phường để đấu tranh, làm trong sạch môi trường trong và ngoài trường học không để tội phạm ma túy lợi dụng tổ chức lôi kéo học sinh sử dụng và buôn bán các chất ma túy. Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh quản lý tốt giờ giấc sinh hoạt của học sinh; thông qua các kỳ họp phụ huynh học sinh theo định kỳ, chủ động thông báo cho phụ huynh biết kế hoạch phòng, chống tệ nạn ma túy trong nhà trường và yêu cầu phụ huynh quan tâm tới con em, giúp phát hiện sớm những trường hợp con em có liên quan đến các tệ nạn ma túy, tệ nạn xã hội để kịp thời uốn nắn, giáo dục giúp các em tránh xa ma túy, tệ nạn xã hội.
10. Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật những trường hợp cán bộ, giáo viên, học sinh có hành vi vi phạm liên quan đến ma túy, tuy nhiên cũng tạo điều kiện tốt nhất cho các cá nhân vi phạm sau khi thực hiện cai nghiện ma túy thành công hoặc đã hết thời gian thực hiện hình thức kỷ luật có thời hạn, có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng cũng như tiếp tục được công tác và học tập tại các cơ sở giáo dục theo quy định.
11. Xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ quan, ngành địa phương tổ chức tập huấn kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên thực hiện tuyên truyền phòng, chống ma túy cho học sinh; tổ chức truyền thông trực tiếp cho học sinh.
12. Trang bị bộ tài liệu “Kỹ năng phòng, chống ma túy” cho cán bộ quản lý và thư viện các đơn vị, nhà trường, hướng dẫn cách thức sử dụng và triển khai bộ sách kỹ năng phòng, chống ma túy cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phân công nhiệm vụ
* Nhà trường .
- Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống ma túy trong trường học.
- Trên cơ sở kế hoạch chung của Ngành và kế hoạch của huyện, tiến hành xây dựng kế hoạch cụ thể của đơn vị mình, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả và có báo cáo chi tiết về Phòng GD&ĐT trước ngày 10/11 (Đ/c Hậu nhận)
- Chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong công tác đấu tranh phòng chống ma túy.
- Xây dựng và ban hành các quy định cụ thể của nhà trường về phòng, chống ma túy phù hợp với các quy định của pháp luật. Đưa nội dung quy định về phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội vào tiêu chí đánh giá thi đua, đánh giá hạnh kiểm, rèn luyện của người học. Có hình thức biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích và xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội.
- Tổ chức các đợt giáo dục, tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Tổ chức khám sức khoẻ định kì cho học sinh, kiểm tra, xét nghiệm sử dụng ma tuý ngẫu nhiên và xét nghiệm đột xuất khi cần thiết đối với học sinh có biểu hiện nghi vấn sử dụng trái phép chất ma tuý.
- Tổ chức cho học sinh, CMHS kí cam kết không liên quan đến các tệ nạn xã hội và có xác nhận phối hợp quản lí của gia đình người học theo từng năm học.
- Lập hồ sơ theo dõi các trường hợp có liên quan đến ma túy, phân công các tổ chức, cá nhân theo dõi, giúp đỡ người học có biểu hiện nghi vấn liên quan đến ma túy để có hình thức phối hợp xử lí kịp thời.
- Kiến nghị với chính quyền địa phương kiểm tra, giải tỏa các hàng quán, tụ điểm có biểu hiện phức tạp liên quan đến ma túy ở các khu vực xung quanh trường học, khu vực có đông học sinh cư trú.
- Mời đc trưởng CA xã tham gia buổi nói chuyện chuyên đề phòng chống ma tuý học đường.
- Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tạo điều kiện để học sinh và cán bộ, nhà giáo tham gia thường xuyên các hoạt động văn hoá, thể thao nhằm nâng cao đời sống tinh thần, tránh xa các tệ nạn xã hội.
* Tổng phụ trách đội, bí thư Đoàn
- Xây dựng kế hoạch sinh hoạt tập thể có nội thực hiện việc phòng chóng tệ nạn ma tuý dưới nhiều hình thức hấp dẫn.
* Các GVCN chủ động tích hợp lồng ghép nội dung phòng chống tệ nạn ma tuý trường học vào các môn, các bài phù hợp.
2. Kinh phí hoạt động
- Trích kinh phí từ nguồn chi ngân sách nhà nước cho công tác giáo dục và đào tạo năm 2021 của đơn vị.
- Sử dụng kinh phí từ các nguồn khác.
Nhà trường yêu cầu CBGVNV, HS nghiêm túc thực hiện kế hoạch và có trách nhiệm thống kê, báo cáo kết quả công tác phòng chống ma tuý trường học kịp thời./
Nơi nhận - Lãnh đạo PGD; - Lưu: VP./. | HIỆU TRƯỞNG
Phạm Thị Điểm |