A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

 

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
NĂM HỌC 2021 – 2022

 

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Căn cứ Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/09/2020 của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường Tiểu học;

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

Công văn số 3536/BGDĐT-GDTH ngày 19 tháng 8 năm 2019 về Hướng dẫn biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học trong Chương trình GDPT 2018;

Công văn số 3535/BGDĐT-GDTH ngày 19 tháng 8 năm 2019  về Hướng dẫn thực hiện nội dung Hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học trong chương trình GDPT 2018;

Công văn số 681/BGDĐT-GDTH ngày 04/3/2020 về việc hướng dẫn tổ chức dạy học môn Tiếng Anh tự chọn lớp 1,lớp 2.

Công văn số 1315/BGDĐT-GDTH ngày 16/4/2020về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

Thông tư số 05/2019/TT-BGDĐT ngày 05/4/2019 ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 khi triển khai chương trình GDPT 2018;

Thông tư số 43/2020/TT-BGDĐT ngày 03/11/2020  ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2 khi triển khai chương trình GDPT 2018;

Căn cứ Công văn 2345/BGDĐT- GDTH ngày 07 tháng 06 năm 2021 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cấp tiểu học;

Thực hiện công văn số 1660/SGDĐT – GDMN- GDTH ngày 10/9/2021 của Sở GD & ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021- 2022.

Căn cứ công văn số 470/PGDĐT-GDTH  ngày 13/9/2021 của PGD&ĐT Thị xã Mỹ Hào về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTH năm học 2021-2022.

 Căn cứ kế hoạch số 20 /KH- THCX ngày 16  tháng 8 năm 2021của trường Tiểu học Cẩm xá về chiến lược phát triển giáo dục  năm học 2021- 2022;

Trường Tiểu học Cẩm Xá xây dựng Kế hoạch Giáo dục nhà trường năm học 2021 - 2022 như sau:

II. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM HỌC 2021 – 2022

1. Đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương

1.1 Thời cơ

 - Xã Cẩm Xá là xã nông nghiệp thuộc Thị xã Mỹ Hào.

- Kinh tế địa phương khá phát triển với nhiều ngành nghề. Thu nhập của người dân ngày tăng cao.

- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát  và trực tiếp của Phòng GD&ĐT thị xã Mỹ Hào, sự hỗ trợ của Đảng ủy, chính quyền, ban ngành đoàn thể tại địa phương và nhất là sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình của Ban đại diện CMHS trường, lớp. 

- Nhà trường được hầu hết phụ huynh và học sinh tin tưởng, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn chuẩn và kỹ năng sự phạm tốt.

- Hằng năm, nhà trường luôn được UBND tu sửa, trang bị CSVC phục vụ cho công tác dạy và học. Đặc biệt UBND  nâng cấp cổng trường, tường bao, sân vận động và sân chơi cho học sinh.

1.2.Thách thức:

- Địa bàn dân cư rộng, trình độ dân trí không đồng đều, một bộ phận phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến giáo dục, đặc biệt đến chương trình GDPT mới.

- Với thực tiễn địa phương, đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục.

- Để thực hiện thành công chương trình 2018 đòi hỏi tính chủ động, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên.

- Các trường Tiểu học trên địa bàn cũng không ngừng phát triển về quy mô, chất lượng tạo nên sự cạnh tranh lớn giữa các trường.

2.   Đặc điểm tình hình nhà trường năm học 2021–  2022

2.1. Đặc điểm học sinh của trường

Trường có: 31 lớp với 1260 học sinh ( có: 553 nữ). Tỉ lệ học sinh/ lớp: 40,6 hs/lớp   

Trong đó:

Khối 1: 7 lớp: 269 em với 120  nữ

Khối 2: 6 lớp: 231em với 103 nữ

Khối 3: 6 lớp: 255 em với 108 nữ

Khối 4: 6 lớp: 271 em với 118 nữ

Khối 5: 6 lớp: 234 em với 104 nữ

+ Số học sinh học 2 buổi/ngày : 755 em

+ Số học sinh khuyết tật: 01em

+ Số học sinh có hoàn cảnh khó khăn: 12 em

+ Số học sinh bán trú: 755  em

+ Trình độ học sinh:  Phần lớn các em học sinh đều ngoan, có phẩm chất đạo đức tốt, nỗ lực trong học tập và rèn luyện, tích cực tham gia  các hoạt động nhà trường.

        + Nhu cầu học  tập:  HS có nhu cầu về kiến thức, kĩ năng mà chương trình mang lại cho các em. Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản thiết thực, hiện đại; hài hòa về đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống.

  + Động cơ và thái độ học tập: 100% học sinh có động cơ học tập đúng đắn, thái độ học tập tích cực: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình.

        + Cách thức học và các điều kiện học tập: Các em được tôi luyện cách tự học, tự nghiên cứu, thảo luận, chia sẻ trong nhóm và trước lớp. Điều kiện học tập: trong lớp hoặc ngoài lớp.

2.2. Tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý.

- Nhà trường có 42 cán bộ giáo viên và 24 đồng chí là Đảng viên, trong đó: 01 Hiệu trưởng, 02 hiệu phó, 01 giáo viên dạy Âm Nhạc,  01giáo viên dạy Tiếng Anh,  01 giáo viên dạy MT, 01 giáo viên Thể dục, 33 giáo viên dạy văn hóa, 01 Kế toán, và 1 Tổng phụ trách Đội Tỉ lệ GV/Lớp : 1,2

          Trình độ đào tạo:  Đại học:     33 đ/c =   78,5%

                                     Cao đẳng:     9 đ/c  =   21,4 %  

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên: có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm hầu hết đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Tập thể đoàn kết, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao và có tinh thần tự  học, tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kĩ năng sư phạm, đáp ứng với yêu cầu.

- Tập thể giáo viên đoàn kết, có tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau trong công việc và đời sống.

2.3. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; điểm trường.

  + Trường có một điểm trường.

 + Diện tích đất đai : 6.312 m2 

- Có đủ khối phòng hành chính quản trị.

- Khối phòng học tập:        

+ Phòng học: có 26 phòng học và 3 phòng chức năng. Có đủ phòng học thực hiện dạy học 2 buổi/ngày đối với khối lớp 1,lớp 2, lớp 3; có đủ phòng chức năng (1 thư viện, phòng thiết bị, 1 phòng y tế, 1 phòng Đoàn đội).

+ Các phòng học đều được trang bị bàn ghế bán trú, máy chiếu, máy chiếu hắt, đèn thắp sáng, quạt trần, quạt treo tường,...đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông.

+ Lớp học được bố trí phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học hiện nay, làm việc nhóm thường xuyên. Trang bị đầy đủ máy tính, lắp đặt Internet để giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, tìm kiếm tư liệu.

- Công trình vệ sinh: Có 6 nhà vệ sinh (3 nam, 3 nữ), trong đó có 2 nhà vệ sinh dành cho giáo viên, 4 nhà vệ sinh dành cho học sinh. Các nhà vệ sinh có lao công dọn hàng ngày hàng giờ đảm bảo sạch sẽ, thoáng đãng.

- Có đủ nước sạch dùng cho giáo viên và học sinh.

Như vậy cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường đáp ứng được yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày, thực hiện chương trình GDPT 2018.

+ Đang khởi công xây lại cổng trường và tường rào xung quanh phía trước, sân chơi, sân vận động.

- Thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, dạy học: Máy phô tô, máy tính 30, máy in 5, máy chiếu 26 chiếc….Bàn ghế đúng quy cách.

Như vậy cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường đáp ứng được yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày, thực hiện chương trình GDPT 2018.

*Truyền thống của nhà trường:

                    Nhà trường có truyền thống Dạy tốt – Học tốt, trường Chuẩn Quốc gia mức độ I, được Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”. Nhiều năm liền đạt Tập thể Lao động xuất sắc. Đặc biệt nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên ngày càng được trẻ hóa, chuẩn hóa, tiếp cận nhanh với nền giáo dục hiện đại, tiên tiến. Chính vì vậy mà chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được nâng lên rõ rệt, sẵn sàng đón nhận Chương trình GDPT 2018.

* Hoạt động dạy học trong nhà trường

- 100% các môn học được soạn và dạy theo định hướng phát triển  năng lực học sinh.

2.4. Điểm yếu

- Cơ sở vật chất nhà trường chưa đạt chuẩn theo yêu cầu hiện nay, còn thiếu các phòng chức năng, thiếu phòng học bộ môn. Chính vì thế có ảnh hưởng ít nhiều đến công tác đổi mới, hoạt động dạy và học trong nhà trường. Nhà trường gặp khó khăn, hạn chế khi tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh (Một số phòng học diện tích còn nhỏ)

- Tính chủ động, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên còn hạn chế.

3. Định hướng xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường

    Với những đặc điểm của bối cảnh nêu trên, nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dực như sau:

+ Tổ chức dạy học 10 buổi/tuần đối với lớp 1, lớp 2;  9 buổi/ tuần đối với lớp 3; 7 buổi / tuần đối với lớp 4-5

+ Sử dụng các hình thức tổ chức dạy học: dạy học trên lớp, dạy học theo các chủ đề/chuyên đề, dạy học trải nghiệm…

+ Sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong và ngoài nhà trường.

+ Tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục tăng cường, mở rộng theo hướng phân hóa.

+ Xây dựng nhà trường trở thành trường có chất lượng cao của thị xã Mỹ Hào.

+ Tạo dựng được môi trường học tập và rèn luyện có nền nếp, kỷ cương có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tối đa năng lực của bản thân.

III. MỤC TIÊU GIÁO DỤC NĂM HỌC 2021 – 2022

                   Năm học 2021 – 2022 Tăng cường công tác tuyên truyền để quán triệt và thực hiện các chủ trương , đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đổi mới giáo dục tiểu học, tích cực thực hiện các giải pháp phòng chống dịch Cvid-19 và bảo đảm hoàn thành Chương trình giáo dục; tiếp tục triển khai  Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành kèm Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018  của Bộ trưởng BGD ( Chương trình GDPT 2018) đối với lớp 1,lớp 2 và thực hiện hiệu quả Chương trình GDPT cấp tiểu học ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 ( Chương trình GDPT 2006) từ lớp 3 đến lớp 5.Đảm bảo 100% dạy lớp 3 được bồi  dưỡng theo quy định của Bộ GDĐTvà được hướng dẫn sách giáo khoa lớp 3 .        

- Duy trì trường chuẩn Quốc gia mức độ 1, kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3.

- Xây dựng trường học theo mô hình tiên tiến, hiện đại, duy trì hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, trường học theo mô hình “ Trường học hạnh phúc.”

-100% giáo viên thuần thục, chủ động trong việc điều chỉnh, bổ sung nội dung giảng dạy của mình.

2.Chỉ tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu về các hoạt động dạy học

 - Duy trì sĩ số 100%, không có học sinh bỏ học.

 - Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh.

 - Thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực, phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực;đặc biệt đổi mới phương pháp dạy học trực tuyến có hiệu quả.

 - Đổi mới chương trình giáo dục, công tác kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục;

 - Tăng cường bồi dưỡng thường xuyên, đổi mới sinh hoạt tổ/ nhóm chuyên môn theo chuyên đề, theo hướng nghiên cứu bài học để nâng cao chất lượng đội ngũ.

2.2. Chỉ tiêu phấn đấu Tập thể

- Trường: Tập thể lao động xuất sắc và đạt cơ quan văn hoá

- Tổ lao động xuất sắc: Tổ 4 + 5; tổ 2 +3 ; tổ 1

- Liên đội: Vững mạnh xuất sắc

- Lớp: 100 % tiên tiến và 75% lớp  đạt phong trào vở sạch, chữ đẹp.

2.3. Chỉ tiêu phấn đấu cá nhân

     a) Kết quả phấn đấu của CBGVNV.

 - CSTĐ cấp cơ sở: 03 đồng chí    

- Giáo viên giỏi cấp tỉnh: 01 giáo viên

- Giáo viên giỏi cấp thị xã : 06 giáo viên

 - Giáo viên giỏi cấp trường : 27 đồng chí

 - Sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại cấp thị xã : Từ 6 -> 10

b) Kết quả xếp loại học sinh

 - Chỉ tiêu phấn đấu hoàn thành chương trình lớp học, chương trình tiểu học:

 + Khối 1,2: Hoàn thành chương trình lớp học đạt 98% trở lên

 + Khối 3, 4: Hoàn thành chương trình lớp học đạt 98% trở lên

 + Khối 5: Hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%

- Chỉ tiêu phấn đấu về danh hiệu khen thưởng

+ HS Xuất sắc: 567 HS đạt 45%;

+ HS Vượt trội 75 học sinh đạt 15%.

 + Có HS đạt giải trong các hội thi của thị xã, tỉnh.

c.Chất lượng mũi nhọn:

          - 100% GV dự thi GV dạy giỏi các cấp được công nhận.

          - 100% HS dự thi trạng nhí do công ty Victoria tổ chức được công nhận.

- Khuyến khích nhiều em tham gia thi Toán học vioedu.

d.Phổ cập GDTH

          - Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%.

          - Trẻ 11 tuổi HTCTTH đạt 98% trở lên.

          - Giữ vững tiêu chuẩn phổ cập GDTH mức độ 3.

* Xếp loại mức độ hình thành và phát triển phẩm chất:

+ Lớp 1,2:  Tổng số 500 học sinh

Nội dung

Mức đạt được

Tốt

Đạt

CCG

SL

%

SL

%

SL

%

Yêu nước

409

81,8

91

18,2

0

0

Nhân ái

426

85,2

74

14,8

0

0

Chăm chỉ

384

76,8

116

23,2

0

0

Trung thực

426

85,2

74

14,8

0

0

Trách nhiệm

380

76,0

120

24,0

0

0

 

Lớp 3,4,5: Tổng số 760 học sinh

Nội dung

Mức độ

Tốt

Đạt

CCG

SL

%

SL

%

SL

%

Chăm học, chăm làm

456

60,0

304

40,0

0

0

Tự tin, trách nhiệm

445

58,6

315

41,4

0

0

Trung thực, kỷ luật

 521

68,6

239

31,4

0

0

Đoàn kết, yêu thương

 581

76,4

179

23,6

0

0

 

*Xếp loại mức độ hình thành và phát triển năng lực:

+ Lớp 1,2 : Tổng số 500 học sinh

 

Nội dung

Mức độ

Tốt

Đạt

CCG

SL

%

SL

%

SL

%

Tự chủ và tự học

385

77,0

105

21,0

10

2,0

Giao tiếp và hợp tác

390

78,0

105

21,0

5

1,0

Giải quyết vấn đề và sáng tạo

382

76,4

106

21,2

12

2,4

Ngôn ngữ

380

76,0

112

22,4

8

1,6

Tính toán

380

76,0

111

22,2

9

1,8

Khoa học

384

76,8

108

21,6

8

1,6

Thẩm mỹ

387

77,4

106

21,2

7

1,4

Thể chất

395

79,0

101

20,2

4

0,8

 

Lớp 3,4,5: Tổng số 760 học sinh

 

Nội dung

Mức độ

Tốt

Đạt

CCG

SL

%

SL

%

SL

%

Tự phục vụ, tự quản

456

60,0

303

39,8

1

0,2

Hợp tác

441

58,0

318

41,8

1

0,2

Tự học và giải quyết vấn đề

426

56,0

327

43,0

7

1,0

 

-*Hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình tiểu học:

+ HTCT lớp học: 1006 /1026 em = 98,0

 

 

 

Khối 1

Khối 2

Khối 3

Khối 4

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

HTCT lớp học

263

97,8

227

98,3

250

98,0

266

98,1

Chưa HTCT lớp học

6

2,2

4

1,7

5

2,0

5

1,8

 

+ Hoàn thành chương trình tiểu học: 234/234 em = 100%

 

IV. TỔ CHỨC CÁC MÔN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

 (Tổ chức dạy học các môn học, hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình cấp tiểu học)

Tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục và kế hoạch bài dạy theo hướng dẫn tại công văn 2345/BGD ĐT – GDTH ngày 07/6/2021.

  1. Phân phối thời lượng các môn học và hoạt động giáo dục

(Phụ lục 1.1 đính kèm )

2. Các hoạt động giáo dục tập thể và theo nhu cầu người học

2.1. Các hoạt động giáo dục tập thể thực hiện trong năm học

 ( Phụ lục 1.2  đính kèm)

2.2. Tổ chức hoạt động cho học sinh sau giờ học chính thức trong ngày, theo nhu cầu người học và trong thời gian bán trú tại trường

( Phụ lục 1.3 đính kèm)

3. Khung thời gian thực hiện chương trình năm học 2021 - 2022

Thực hiện Quyết định số 1896 /QĐ-UBND ngày 10 /8/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2021-2022. Cụ thể:

Ngày tựu trường: Thứ tư , ngày 01/9/2021
Ngày khai giảng: ngày 05/9/2021
Học kỳ I: Từ ngày 06/9/2021 đến trước ngày
16/01/2022(gồm 18 tuần thực học, còn lại dành cho các hoạt động khác).
Học kỳ II: Hoàn thành trước ngày 25/5/2022 (gồm 17 tuần thực học, còn lại dành cho các hoạt động khác).

Ngày bế giảng năm học: Trước ngày 31/5/2022

4. Kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục (Phụ lục 1.4 đính kèm)  Theo 3 phương án

- Phương án 1: Dạy học trong trạng thái bình thường (không có dịch, học sinh đến trường học và ăn bán trú).

- Phương án 2: Dạy học trong điều kiện dịch bệnh phức tạp. (Học sinh đến trường học tập nhưng không ăn bán trú).

- Phương án 3: Dạy học trong điều kiện dịch bệnh có diễn biến phức tạp (Học sinh không đến trường hoặc đến trường học theo giãn cách, vừa học online trực tuyến vừa học trực tiếp tại trường).

 Kế hoạch giáo dục môn học, hoạt động giáo dục khối lớp 1,2, 3,4,5,( kèm theo phụ lục đính kèm).

VI. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

                   Chỉ đạo kiểm kê, bổ sung, sửa chữa các phòng học, các thiết bị, đồng dùng liên quan đến công tác dạy học trong thẩm quyền và nhiệm vụ của hiệu trưởng.

Tham mưu với các cấp chính quyền, phòng tài chính đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng thiết bị dạy học để triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tham mưu với các cấp lãnh đạo xây mới các phòng học và phòng chức năng để bổ sung và thay thế cho các phòng học đã xuống cấp; xây lại cổng trường, tưởng rào; cải tạo sân vận động, sân chơi.

          Phó hiệu trưởng chủ động tham mưu với hiệu trưởng đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung, tự làm thiết bị dạy học (theo Thông tư số 05/2019/TT-BGDĐT về Ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 ngày 5 tháng 4 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)  và đẩy mạnh việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày (đặc biệt là phòng học 2 buổi/ngày cho lớp 1 năm học 2020 – 2021) để tránh những bất cập khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông, trước mắt là cho cho học sinh lớp 1,2.

                   Chỉ đạo thư viện cập nhật sách, báo, tài liệu tham khảo phục vụ hiệu quả hoạt động giáo dục của nhà trường. Áp dụng mô hình “thư viện xanh”, “thư viện thân thiện”, phát triển văn hóa đọc…phù hợp điều kiện thực tế.

         Trang bị đầy đủ các loại sách cho giáo viên, đặc biệt là các loại tài liệu tham khảo phục vụ cho việc thực hiện chương trình GDPT 2018

          Hướng dẫn học sinh sử dụng sách, tài liệu tham khảo theo đúng hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, sử dụng có hiệu quả sách và tài liệu của thư viện nhà trường;

2. Thực hiện công tác bồi dưỡng đội ngũ

Tham mưu với các cấp lãnh đạo bổ sung đủ số lượng gv dạy văn hóa, gv dạy môn chuyên.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao chất lượng đội ngũ, tạo điều kiện cho giáo viên trong công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, học tập nâng cao trình dộ chuyên môn nghiệp vụ.

Đánh giá xếp loại cán bộ, viên chức, chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn giáo viên

3. Thực hiện quy chế sinh hoạt chuyên môn

Chỉ đạo giáo viên tham gia  tập huấn, bồi dưỡng về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, đặc biệt đối với lớp 1,2. Có kế hoạch dự kiến giáo viên dạy lớp 3 năm học 2022-2023.

 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Chỉ đạo giáo viên qua các buổi họp tổ khối chuyên môn cùng nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa mới, kịp thời phát hiện thuận lợi, khó khăn và đề xuất những biện pháp giải quyết khó khăn về chuyên môn, nghiệp vụ.

Thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo công văn số 1380/SGDĐT-GDTH ngày 30 tháng 7 năm 2020 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học

4. Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua

Triển khai văn bản, hướng dẫn của cấp trên về công tác thi đua, khen thưởng.

Triển khai thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành cũng như của địa phương.

5. Công tác phòng, chống dịch Covid-19 và phương án dạy học.

- Có biện pháp gắn kết chặt chẽ với phụ huynh và cộng đồng nhằm phát huy vai trò tích cực cùng tham gia phòng dịch hiệu quả, cùng chăm sóc giáo dục học sinh với các hình thức đa dạng phong phú. Qua hệ thống phát thanh, tin nhắn, zalo, điện thoại, facebook, phòng họp zoom….giáo viên chủ động trao đổi cùng phụ huynh tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con em có đủ CSVC trang thiết bị học tập; cùng phụ huynh tạo mọi điều kiện cho 100% học sinh được học. Trường hợp học sinh khó khăn không có thiết bị học trực tuyến giáo viên cần phối hợp với phụ huynh, các tổ chức xã hội bố trí sắp xếp cho các em đến nhà bạn hoặc nhà người thân học nhờ, học cùng.

- Chủ động khảo sát nắm bắt thông tin đầy đủ về đối tượng học sinh của từng lớp để có giải pháp giúp đỡ kịp thời những học sinh không có điều kiện học trực tuyến.

-Xây dựng các phương án giảng dạy Online nếu có dịch bùng phát trên địa bàn khi có chỉ đạo cấp trên.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 1.Công tác quản lý, chỉ đạo

1.1. Đối với Hiệu trưởng

- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo hoạt động giáo dục và điều hành chung mọi công việc.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy các môn tự chọn, ký hợp đồng liên kết với các công ty trong việc giảng dạy Tiếng Anh, kĩ năng sống.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ các hoạt động giáo dục.

- Tổ chức các hoạt động hội thi, hội giảng trong năm học.

- Xây dựng tiêu chí thi đua trong nhà trường;

- Ra các Quyết định thành lập tổ chuyên môn, bổ nhiệm các chức danh tổ trưởng, tổ phó chuyên môn.

- Phân công giáo viên chủ nhiệm lớp và giảng dạy các môn học và các hoạt động giáo dục.

1.2.Đối với Phó Hiệu trưởng

- Quản lý chỉ đạo các hoạt động chuyên môn, thư viện, thiết bị, quản lý các phần mềm liên quan đến các hoạt động giáo dục.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp; kế hoạch bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phụ đạo học sinh nhận thức chậm và các hoạt động khác có liên quan đến giáo dục.

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn hoạt động theo đúng Điều lệ trường tiểu học.

- Tổ chức kiểm tra các hoạt động liên quan đến chuyên môn.

- Hàng tháng họp thống nhất các nội dung chuyên môn với các tổ.

- Duyệt tất các các hoạt động tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các cuộc Hội thảo, chuyên đề cấp trường, cấp tổ tổ chức trong năm học.

1.3 Tổ trưởng chuyên môn

- Xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục theo khối lớp.

- Tổ chuyên môn xác định những chủ đề/bài học có những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung (nếu có); giám sát, kiểm tra, đánh giá và đề xuất điều chỉnh, bổ sung kế hoạch dạy học các môn học và hoạt động giáo dục trong quá trình thực hiện.

- Chỉ đạo các giáo viên trong tổ hoạt động theo đúng Điều lệ trường tiểu học.

- Tổ chức kiểm tra các hoạt động liên quan đến chuyên môn; tham mưu cho hiệu trưởng trong công tác đánh giá giáo viên.

- Tổ chức SHCM ít nhất 2 lần/ tháng, nội dung phải đảm bảo theo hướng đổi mới SHCM.

1.4. Đối với Tổng phụ trách Đội

- Kết hợp với phó hiệu trưởng và các bộ phận xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Tổ chức tất cả các hoạt động ngoài giờ lên lớp tổ chức tại nhà trường.

- Thành lập các ban của liên đội để thức đẩy mọi hoạt động của nhà trường.

- Xây dựng tiêu chí thi đua của Liên đội.

1.5. Đối với giáo viên chủ nhiệm

- Chịu trách nhiệm giảng dạy theo sự phân công của Hiệu trưởng.

- Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học.  

- Xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch dạy học phù hợp với điều kiện của lớp mình quảnlý .

- Chịu trách nhiệm chất lượng của lớp,

- Kết hợp với nhà trường, liên đội tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp  trong và ngoài nhà trường.

- Tích cực tự trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tham gia đầy đủ các buổi chuyên đề do các cấp tổ chức.

 - Kịp thời tham mưu, báo cáo những vướng mắc bất cập trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục tại lớp mình phụ trách.

1.6. Đối với giáo viên phụ trách môn học

- Chịu trách nhiệm giảng dạy theo sự phân công của Hiệu trưởng.

- Thực hiện nghiêm túc mội quy chế chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học

- Chịu trách nhiệm chất lượng môn giảng dạy.

- Kết hợp với nhà trường, liên đội tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp

 trong và ngoài nhà trường.

- Tích cực tự trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tham gia đầy đủ các buổi chuyên đề do các cấp tổ chức.

1.7. Đối với nhân viên Thư viện

- Quản lý mọi hoạt động của thư viện, thiết bị.

- Xây dựng các kế hoạch hoạt động liên quan đến hoạt động của thư viện, thiết bị dạy học.

- Khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động đọc sách.

- Tổ chức Ngày hội đọc sách.

2. Công tác kiểm tra

- Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ, công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo, đảm bảo việc chấp hành nghiêm túc quy chế chuyên môn theo kế hoạch.

- Phân công Phó Hiệu trưởng, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, kế hoạch bài dạy, Phó Hiệu trưởng cùng các tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn kiểm tra nội dung và phương pháp giảng dạy của giáo viên thông qua dự giờ tiết dạy, các tiết thao giảng, chuyên đề. ….

- Phân công Phó Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra sinh hoạt của tổ nhóm chuyên môn thông qua việc tham dự các buổi sinh hoạt của tổ, kiểm duyệt biên bản họp tổ nhóm hoặc kế hoạch thực hiện công tác hằng tuần.

- Kiểm tra trường xuyên việc sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phương tiện hiện đại trong dạy học thông qua báo cáo và sổ theo dõi của bộ phận thiết bị.

- Kiểm tra việc thực hiện hồ sơ, sổ sách. Tổ chức kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên 1lần/học kỳ, kiểm tra hồ sơ của tổ nhóm chuyên môn ít nhất 1 lần/học kỳ.

3. Chế độ thông tin, báo cáo

- Thiết lập đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách theo đúng qui định. Sử dụng, lưu trữ và bảo quản tốt.

- Các tổ nhóm chuyên môn thông tin kịp thời những khó khăn hoặc nhiệm vụ phát sinh về ban giám hiệu.

 - Theo dõi, thống kê - tổng hợp và báo cáo kịp thời các mặt hoạt động của nhà trường cho Hiệu trưởng và cấp trên.

           Trên đây là Kế hoạch Giáo dục của nhà trường năm học 2021 – 2022 của trường Tiểu học Cẩm Xá. Đề nghị các cá nhân và các bộ phận nghiêm túc thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc kịp thời báo cáo về BGH để có sự hướng dẫn, điều chỉnh.

 

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT Thị xã Mỹ Hào (để b/c);

- Các tổ chuyên môn (để th/h);

- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

Phạm Thị Điểm

 

 

 

 


Tập tin đính kèm
Tập tin đính kèm
Tập tin đính kèm
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết