A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phổ biến, sử dụng các tài liệu hướng dẫn về giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, học sinh

Công tác giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, học sinh là một trong số công việc quan trọng của gia đình và nhà trường. Chính vì vậy, Bộ giáo dục đã ban hành các tài liệu hướng dẫn về giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, học sinh để giúp gia đình và nhà trường thực hiện đúng cách việc giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của Chính phủ trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai của đất nước.

Căn cứ điều kiện thực tế của nhà trường, trường Tiểu học Cẩm Xá đã triển khai toàn diện các hoạt động ứng dụng các nội dung của tài liệu như tài liệu “Hướng dẫn tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học”; tài liệu “Hướng dẫn tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho học sinh trung học cơ sở”; tài liệu “Hướng dẫn thực hiện nội dung quyền được chăm sóc sức khỏe và quyền vui chơi, giải trí của trẻ em, học sinh trong cơ sở giáo dục phổ thông” trong quá trình tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em, học sinh.

 Bữa ăn học đường cho HS cần tổ chức theo các bước trong tài liệu “Hướng dẫn tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho học sinh trung học cơ sở” như:

* Trước khi ăn gồm:

Chuẩn bị - Rửa tay với nước sạch và xà phòng theo đúng quy trình. 

- Giáo viên hoặc nhân viên phục vụ ăn bán trú chia cơm  cho học sinh.

- Tạo hứng thú cho bữa ăn: Giáo viên giới thiệu món ăn; cùng học sinh trò chuyện về các món ăn, cách chế biến thức ăn, lợi ích khi ăn đủ chất dinh dưỡng,... 

- Học sinh xếp hàng theo thứ tự lên lấy suất ăn ra bàn ăn và ngồi vào vị trí để chuẩn bị ăn.

* Trong khi ăn

- Giáo viên hoặc nhân viên phục vụ ăn bán trú tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho học sinh trong khi ăn. 

- Nhắc nhở học sinh thực hiện những hành vi văn minh trong ăn uống như: 

+ Ngồi ngay ngắn khi ăn; 

+ Ăn gọn gàng, không rơi vãi; 

+ Nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, nhai kĩ; 

+ Không nói chuyện, cười đùa trong khi ăn;

 + Không bốc thức ăn;

+ Không tranh giành đồ ăn.

 - Giáo viên nói chuyện về các món ăn, lợi ích của từng nhóm thực phẩm có trong món ăn, chế độ ăn uống lành mạnh, tại sao cần ăn đa dạng thực phẩm, một số  bệnh lý liên quan đến thói quen không tốt trong ăn uống (suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì, ngộ độc thực phẩm, sâu răng,...). 

- Động viên và khuyến khích học sinh ăn hết suất ăn của mình. 

- Khi đang ăn, nếu học sinh đi vệ sinh, cần nhắc nhở học sinh rửa sạch tay.

* Sau khi ăn

 - Hướng dẫn học sinh thu dọn sạch sẽ chỗ ăn của mình sau khi ăn xong. 

- Lau miệng và sắp xếp bàn ghế ngay ngắn. Xếp khay/bát ăn, thìa và khăn lau miệng đúng nơi quy định sau khi ăn xong. 

- Học sinh phân loại rác để dọn sạch trong khay ăn của mình và đổ rác đúng khu vực được bố trí và rửa tay sạch sẽ. 

- Nhắc học sinh không chạy nhảy sau khi ăn.

Bên cạnh đó, các GVCN, GV thể chất cùng CMHS cần tăng cường các hoạt động thể lực cho Học sinh thông qua một số trò chơi vận động như: Chuyền bóng tiếp sức, kéo cưa lừa xẻ, nhảy ô tiếp sức, nhảy đúng nhảy nhanh, tâng cầu, cầu lông, bóng đá ....tại các giờ hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục thể chất, cũng như các hoạt động ở nhà.

Theo tài liệu “Hướng dẫn thực hiện nội dung quyền được chăm sóc sức khỏe và quyền vui chơi, giải trí của trẻ em, học sinh trong cơ sở giáo dục phổ thông” , các GV cũng như CMHS cần thường xuyên tổ chức các hoạt động học tập dưới hình thức trò chơi học tập, trò chơi vận động cũng như các lọai hình hoạt động thể dục thể thao để HS có cơ hội được thực hiện quyền vui chơi của mình. 


Tập tin đính kèm
Tập tin đính kèm
Tập tin đính kèm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết