A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tổng hợp câu hỏi của giáo viên dạy Tiếng Việt 1 CGD

1. Lượng kiến thức trong sách giáo khoa còn có những bài dài và nặng. Đối với những lớp đông học sinh thì không đủ thời gian. Vậy làm thế nào?

Câu 1:
Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 – CGD được thiết kế thành hai trang. Trang chẵn là trang bắt buộc, dành cho 100% học sinh. Trang lẻ là trang phân hoá học sinh, H làm đến đâu ta chấp nhận đến đó nhằm phát huy tối ưu năng lực của H. Vì thế T hoàn toàn chủ động lựa chọn nội dung đọc và viết chính tả cho học sinh ở trang lẻ.
Một tiết chính tả nếu không đủ thời gian viết, T có thể giảm bớt dung lượng để phù hợp với H lớp mình. Dung lượng đưa ra trong thiết kế là tương đối phù hợp với H vì đã được thực nghiệm. Nhưng tuỳ tình hình H của từng lớp, T chủ động điều chỉnh cho phù hợp. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn, T cần phải đẩy phần viết và đọc lên một chút để phát huy tối đa khả năng học tập của H.
Đối với những lớp đông H, T làm thế nào để rèn đọc cho các em? Một gợi ý cho T là T tổ chức hình thức đọc nối tiếp cá nhân cho H, ví dụ: tổ 1 gọi 5 bạn đọc nối tiếp cá nhân, sau đó đọc nhóm đôi và đọc cả tổ. Như thế những H chưa đến lượt mình đọc bài cũng sẽ chăm chú theo dõi để đọc tiếp. Phần luyện đọc T rèn cho H nhiều lần và đúng quy trình thì sẽ trở thành kĩ năng.

################################################################
2. Khi đọc bài tập đọc, có nhất thiết phải đọc nối tiếp theo câu không?
Câu 2:
Bài đọc có nhiều câu, nếu một H đọc hết cả bài rồi mới đến H khác đọc thì sẽ không đủ thời gian. Đọc nối tiếp để tất cả H đều được làm việc, những H khác sẽ theo dõi vào bài. Như thế, đọc nối tiếp theo câu không bắt buộc nhưng cần thiết vì phù hợp với việc rèn kĩ năng đọc cho H. Tuy nhiên, đối với những bài đồng dao hoặc thơ thì không phải lúc nào cũng đọc nối tiếp lần lượt theo từng dòng thơ mà phải căn cứ vào nhịp thơ, vào ý của câu để ngắt, tách cho phù hợp.

###################################################################
3. Ở quyển tập 2, một số tiết có nội dung quá dài, một tiết học 4 vần, 6 vần. Ở những phần đó dạy thế nào?

Câu 3:
Những tiết dạy có nhiều vần, ví dụ như Tuần 21, tiết 7, 8: /on/, /ot/, /ôn/, /ôt/, /ơn/, /ơt/,.... T bám chắc vào các mẫu, lấy mẫu làm căn cứ để mỗi tiết thay một thành phần: thay âm chính hoặc âm cuối,...
Những địa phương dạy năm đầu sẽ được co giãn thời gian để T làm chắc, làm kĩ cho H.
######################################################################

4. Khi viết chính tả, T có cần phải yêu cầu H nhắc lại tất cả các tiếng trước khi viết không?

Câu 4:
4 bước viết chính tả:
+ T phát âm – H nhắc lại
+ H phân tích
+ H viết
+ H đọc lại
Quy trình viết chính tả này T cần tuân thủ tuyệt đối ở những tuần đầu để rèn cho H kĩ năng viết chính tả. H nghe được, phân tích được thì sẽ viết được, viết được thì đọc lại được. Lúc đầu T cần làm chắc, không được vội và không sốt ruột để đảm bảo H làm đâu chắc đó. Sau đó, T được phép lược bỏ dần các bước tuỳ theo đối tượng H của mình.

########################################################################
5. Đối với H quá yếu về kĩ năng đọc thì làm thế nào?

Câu 5:
Trong lớp có những H đọc yếu, T cần xem lại xem T đã làm đúng quy trình chưa? Đã dành đủ thời gian cho em đó chưa? Nếu T làm đúng quy trình rồi thì xem lại cơ chế đánh vần của H đã chắc chưa? Còn vướng ở chỗ nào? T sẽ tháo gỡ khó khăn này bằng cách lần ra từng nút còn mắc để giúp H đọc tốt hơn.
######################################################################

6. Viết chính tả T có viết mẫu vào bảng phụ không? Có được đọc luôn các chữ: ca (k), ngờ kép (ngh),... cho H không?

Câu 6:
- Khi viết chính tả, T không cần viết mẫu vào bảng phụ. Ở việc 4 – Viết chính tả T chỉ cần ghi tên bài lên bảng (ghi khi H đã ghi xong ở vở).
- Không đọc luôn là “k”, “ngh” cho H. Khi đọc cho H viết chính tả, gặp luật chính tả ở đâu T cho H nhắc lại ở đó, tuyệt đối không nhắc trước cho H.
#####################################################################
7. Có cần giải thích hình ảnh trong sách giáo khoa cho H hiểu không?

Câu 7:
Đối tượng của môn Tiếng Việt 1 CGD là cấu trúc ngữ âm của Tiếng. Ở lớp Một, chỉ có một khái niệm Tiếng, thuần ngữ âm. Muốn cho khái niệm thuần khiết là ngữ âm thì phải “cô lập” nó, đặt nó trong một “chân không về nghĩa”. Vì thế vấn đề giải thích nghĩa của Tiếng Việt 1 CGD tạm thời chưa quá chú trọng đến. T không cần giải thích nghĩa nếu H không hỏi. Trường hợp H hỏi nghĩa thì T giải thích ngắn gọn gắn với ngữ cảnh, dễ hiểu, phù hợp với tâm lí học sinh lớp 1.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết